Sự thăng trầm Kun Khmer

Một chiến binh Khmer cổ đại sử dụng một cú đá vào chằn Rahu trong bức phù điêu từ ngôi đền Banteay Chhmar thế kỷ thứ 12-13

Trong thời kỳ hỗn loạn của Chiến tranh Việt Nam, Campuchia đang trải qua cuộc nội chiến của chính mình . Ngày 17 tháng 4 năm 1975, quân Khmer Đỏ lật đổ chính phủ Cộng hòa Khmer do Lon Nol lãnh đạo. Kế hoạch của Khmer Đỏ là loại bỏ xã hội hiện đại và tạo ra một xã hội nông nghiệp không tưởng.[17] Khmer Đỏ xử tử những người có học, những người có quan hệ với chính quyền cũ hoặc bất kỳ ai được cho là được xã hội cũ ưu đãi (bác sĩ, giáo viên, binh lính, diễn viên, ca sĩ, võ sĩ, v.v.) và cưỡng bức những người Khmer còn lại vào các trại lao động, trong đó nhiều người chết vì đói và bệnh tật, để được cải tạo dưới chính phủ mới. Võ thuật truyền thống đã bị cấm vào thời điểm này và nhiều võ sĩ đã bị hành quyết hoặc làm việc cật lực cho đến chết, điều này suýt gây ra thất truyền Kun Khmer. Ước tính có khoảng 1,7 triệu người Campuchia hoặc 21% dân số đã chết dưới chế độ Khmer Đỏ theo các nghiên cứu của Chương trình Diệt chủng Campuchia tại Đại học Yale.[18] Điều này kéo dài trong 03 năm 08 tháng 20 ngày, mãi cho đến năm 1979 khi quân tình nguyện Việt Nam cùng với các cựu chỉ huy Khmer Đỏ, gồm cả Hun Sen, người sau này năm giữ chức vụ thủ tướng, lật đổ Khmer Đỏ. Trong thời kỳ hòa bình tương đối ổn định kể từ khi quân đội Việt Nam rút về nước và sự tái lập của Vương quốc Campuchia, nghệ thuật truyền thống của đất nước này được hồi sinh, trong đó có Kun Khmer.[19]

Kun Khmer đang trở lại mạnh mẽ kể từ khi bị cấm vào những năm 1970.[20] Campuchia đang cố gắng quảng bá quyền thuật Khmer của họ ở cùng tầm cỡ với các môn võ thuật khác mặc dù vị thế là một quốc gia kém phát triển đứng thứ tư ở khu vực Châu Á, nên khiến họ thiếu kinh phí về tài chính. Nhiều câu lạc bộ và phòng tập thể dục được mở đã thu hút một lượng lớn võ sinh trong và ngoài nước đến tập luyện tại Campuchia. Có các trận đấu được tổ chức hàng tuần, phần lớn được truyền hình trực tiếp và nhiều võ sĩ xuất sắc nhất của Campuchia được cử đi thi đấu quốc tế. Hiện có khoảng 70 câu lạc bộ Kun Khmer trên toàn quốc.[21] Năm 1987, một trong những võ đường đầu tiên ở nước ngoài được mở tại Hoa Kỳ. Nó được bắt đầu bởi một cựu vô địch quốc gia tên là Oumry Ban trong thị trấn Campuchia, Long Beach, California.[22]

Vách phù điêu 900 năm tuổi về đòn tấn công bằng đầu gối vào đầu. Tọa lạc tại đền Angkor Wat (1100s).
Các võ sĩ Kun Khmer luyện tập kỹ thuật đầu gối trong thời hiện đại.

Kun Khmer được quản lý bởi Liên đoàn Quyền thuật Campuchia (CBF), trước đây là Liên đoàn Quyền thuật nghiệp dư Campuchia (CABF), được thành lập vào năm 1961. Tất cả trọng tài và võ sĩ phải được CABF cấp phép. Các đài truyền hình tổ chức các giải đấu Kun Khmer dưới sự giám sát của CBF. Các câu lạc bộ riêng lẻ chịu trách nhiệm tổ chức võ sĩ, huấn luyện viên, nhân viên y tế và nhạc công. CBF cung cấp trọng tài trận đấu, giám khảo và người bấm giờ. Chủ tịch hiện tại của CBF là Thiếu tướng Tem Moeun.[23][24][25] Ở nước ngoài, Kun Khmer được quảng bá bởi bốn tổ chức. Các tổ chức này bao gồm Liên đoàn Kun Khmer ở Châu Âu có trụ sở tại Đức, Fédération des Arts Martiaux Khmers còn gọi là FAMK, trụ sở tại Pháp, Đoàn Nghệ thuật Khmer Ánh Bình Minh tại Việt Nam và Kun Khmer Australia trụ sở tại Úc. Các tổ chức mới thành lập khác có thể được tìm thấy ở Tây Ban NhaÝ, trong khi Bỉ đang trong quá trình thành lập tổ chức Kun Khmer của riêng mình.[26] Hiệp hội Kickboxing Thể thao Quốc tế có trụ sở tại Vương quốc Anh đã tổ chức các trận đấu có sự tham gia của các võ sĩ Khmer. Võ sĩ Khmer đã thi đấu ở nước ngoài tại các nước như Hàn Quốc.[27]

Đã có những lo ngại về cá cược và ồn ào giữa những người hâm mộ Kun Khmer. Huấn luyện viên người Campuchia ông Chiit Sarim đã nói về sự khác biệt giữa đấu trường Kun Khmer ngày xưa và bây giờ như sau:

"Tôi đã từng đi từ chùa này sang chùa khác để thi đấu Kun Khmer trong Lễ hội Ok om bok. Chùa là địa điểm truyền thống để tổ chức các trận đấu Kun Khmer... Họ (những người hâm mộ hiện tại) hành động không phù hợp. Họ giơ tay và la hét ầm ĩ. Họ đánh bạc và không tôn trọng các võ sĩ. Họ chỉ nghĩ đến việc thắng cược. Ở thời của tôi, không có chuyện đó. Các trận đấu được tổ chức tốt và rất phổ biến. Bây giờ người hâm mộ không có đạo đức."

Các giải đấu được chiếu trực tiếp trên sóng truyền hình quốc gia. TV5 Campuchia tổ chức các giải đấu trực tiếp vào Thứ Sáu và Chủ Nhật, CTN tổ chức các giải đấu trực tiếp vào Thứ Sáu, Thứ Bảy và Chủ Nhật. Truyền hình Bayon tổ chức các giải đấu kickboxing trực tiếp vào Thứ Bảy và Chủ Nhật, trong khi TV3 tổ chức một giải đấu duy nhất vào Chủ Nhật và Apsara TV đã thêm một giải đấu duy nhất vào Thứ Năm.

Lính Khmer dùng chân đá vào người lính Chăm. Ngày nay, những cú đá đẩy vẫn được sử dụng trong các trận đấu Kun Khmer. Vách phù điêu tại đền Banteay Chhmar (Thế kỷ thứ 12-13)
Lực đẩy trong một trận đấu Kun Khmer hiện đại.

Gần đây, các nhà báo du lịch và khách du lịch đã tiếp xúc với Kun Khmer ở phương Tây. Ngoài ra, Kun Khmer đã được giới thiệu trên Human Weapon của The History Channel và được đề cập trong tập phim Globetrekker của Campuchia. Vào tháng 2 năm 2009, cầu thủ bóng đá người Mỹ Dhani Jones đã quay một tập trong loạt phim của anh ấy Dhani Tackles the Globe ở Phnom Penh, tập luyện với Long Salavorn tại câu lạc bộ Salavorn Keila và đấu với Pan Phanith tại nhà thi đấu CTN. Songchai Ratanasuban, nhà quảng cáo số một ở Thái Lan, đã mang thẳng hạng S1 của mình đến Phnom Penh vào tháng 6 năm 2005. Tại Giải vô địch thế giới S1 của Campuchia, võ sĩ Bun Sothea đã vô địch giải đấu. Anh đã đánh bại Michael Paszowski, Dzhabar Askerov và Lor Samnang trước sự cổ vũ của 30.000 cổ động viên tại Sân vận động Olympic Quốc gia Phnom Penh.

Năm 2008, Mạng lưới Truyền hình Campuchia (CTN) đã chiếu một bộ phim truyền hình thực tế mới mang tên Kun Khmer Champion. Chương trình có sự góp mặt của các võ sĩ Kun Khmer hạng 65kg do Ma Serey và Aaron Leverton sản xuất và được đồng tổ chức bởi Ma Serey và võ sĩ quyền anh nổi tiếng nhất Campuchia, Eh Phuthong. Sê-ri đầu tiên được theo sau bởi phần thứ hai vào năm 2009 và phần ba vào năm 2010, cả hai đều do Vorn Viva đồng tổ chức. Vào ngày 28 tháng 8 năm 2008, các võ sĩ người Campuchia Vorn VivaMeas Chantha đã giành được danh hiệu thế giới hạng trung và hạng trung ISKA tại Phnom Penh. Đây là lần đầu tiên một võ sĩ Campuchia vô địch thế giới môn kickboxing. Tính đến năm 2012, có hơn 50 trận đánh Kun Khmer được tổ chức hàng tuần ở khu vực Phnom Penh.

Liên quan